Động cơ điện là thiết bị hỗ trợ con người rất nhiều trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Một trong những sản phẩm motor điện nổi tiếng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay là động cơ điện Toàn Phát – Mô tơ điện Toàn Phát. Tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về động cơ điện Toàn Phát là gì hay chưa?. Nếu chưa, mời bạn cùng Máy xây dựng Toàn Phát tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng và những lưu ý khi sử dụng của thiết bị để có thể sử dụng thiết bị hiệu quả hơn qua thông tin bài viết dưới đây nhé.
1. Động cơ điện Toàn Phát là gì?
Động cơ điện hay Motor điện Toàn Phát là loại máy điện biến điện năng thành cơ năng. Đây là một trong những sản phẩm động cơ được sản xuất tại Việt Nam với nhiều mẫu mã và công suất khác nhau để có thể phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện Toàn Phát
2.1. Cấu tạo của mô tơ điện Toàn Phát
Motor điện có cấu tạo chung gồm 2 phần: Phần tĩnh (stato) và phần động (rotor)
Phần tĩnh (stato)
Gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. Lõi thép là bộ phận dẫn từ máy, được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện mỏng có độ dày khoảng 0.5mm được dập rãnh để đặt dây cuốn. Các lá thép được phủ 1 lớp cách điện trước khi được ghép nối với nhau.
- Dây cuốn được làm từ dây điện từ bằng đồng M1 chất lượng cao
- Bên ngoài stato thường được làm từ gang hoặc nhôm chắc chắn. Hai đầu của stato có 2 nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp có đạn bạc dùng để đỡ trục quay rotor.
Phần quay (rotor)
Gồm 3 bộ phận: lõi thép, thanh dẫn và trục máy. Lõi thép làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dập rãnh để đặt thanh dẫn bằng nhôm hoặc đồng.
- Lõi thép được ghép chặt với trục quay và đặt trên 2 bạc đạn.
- Có 2 loại rotor là loại dây quấn và lồng sóc. Trong đó rotor dây quấn cấu tạo giống như stato (ưu điểm là khả năng khởi động lớn, điều chỉnh tốc độ đơn giản nhưng có kết cấu phức tạp và giá thành cao). Còn Rotor lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh của rotor, tạo thành các thanh dẫn nhôm và nối ngắn mạch ở 2 đầu, có đúc thêm cánh quạt để làm mát bên trong khi rotor quay (ưu điểm là hoạt động đảm bảo và giá thành rẻ)
2.2 Nguyên lý hoạt động
Động cơ điện Toàn Phát là một động cơ điện xoay chiều không đồng bộ theo nguyên tắc từ trường quay bằng dòng điện xoay chiều nhiều pha. Khi có dòng điện chạy qua các cuộn dây stator, chúng sẽ tạo ra từ trường quay. Từ trường này sẽ tác động lên các thanh rotor và làm cho chúng quay. Chuyển động quay của rotor sẽ được truyền ra ngoài thông qua trục của động cơ và được sử dụng để vận hành các máy móc khác.
Các bước hoạt động của motor Toàn Phát:
- Dòng điện xoay chiều được cấp vào các cuộn dây stator.
- Các cuộn dây stator tạo ra một từ trường quay.
- Từ trường này tác động lên các thanh rotor và làm cho chúng quay.
- Chuyển động quay của rotor được truyền ra ngoài qua trục của động cơ và được sử dụng để vận hành các máy móc khác.
3. Ứng dụng của motor điện Toàn Phát
Với sự đa dạng về mẫu mã và công suất đạt từ 0.37kW 0.5Hp tới 3.7kW với hàng 1 pha và trên 4kW với động cơ điện 3 pha giúp đáp ứng các yêu cầu đặc thù của từng ngành khác nhau. Một số ứng dụng của động cơ điện Toàn Phát phải kể đến như:
- Cung cấp các loại motor cho các loại máy trộn bê tông, máy trộn xi măng xây dựng.
- Bộ phận quan trọng trong các thiết bị dân dụng như quạt điện, máy giặt, bơm nước,…
- Cung cấp động cơ điện cho các loại máy rung và đầm được sử dụng trong các ngành công nghiệp xây dựng, khai thác hầm mỏ,…
- Là bộ phận cấu tạo quan trọng trong các loại máy bơm nước dân dụng, bơm tăng áp, bơm công nghiệp,…
- Sử dụng cho các loại máy công nghiệp phân loại và sàng lọc vật liệu trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp
- Sử dụng trong công nghiệp cung cấp nước sạch, nước thải, hóa chất và nước mặn yêu cầu vật liệu chống ăn mòn cao.
4. Phân loại động cơ điện Toàn Phát
Mô tơ điện được phân làm 2 loại chính là động cơ điện 1 pha và động cơ điện 3 pha.
4.1. Động cơ điện 1 pha
- Là dòng motor xoay chiều, động cơ dây stato gồm có cuộn dây chính và cuộn dây phụ. Cuộn dây chính được nối trực tiếp với nguồn điện 1 pha, cuộn dây phụ nối với tụ điện trước khi nối vào nguồn điện 1 pha. Cuộn dây phụ và tụ điện có tác dụng tạo ra từ trường lệch pha làm quay roto.
- Ứng dụng được nhiều vào các đồ điện của gia đình như máy tời điện, quạt điện, máy bơm nước công suất nhỏ, tủ lạnh,…
4.2. Động cơ điện 3 pha
- Đây là loại máy điện không đồng bộ sử dụng nguồn điện xoay chiều 3 pha. Dựa trên kích thước kết cấu động cơ người ta chia thành 3 loại: động cơ điện loại lớn, động cơ điện loại vừa, động cơ điện loại nhỏ.
- Động cơ điện Toàn Phát 3 pha là động cơ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay bởi tính ứng dụng cao của nó.
5. Lưu ý quan trọng khi sử dụng động cơ điện
- Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hiệu quả hoạt động của sản phẩm thì điều cần chú ý nhất tới là nguồn điện sử dụng cho động cơ, phải sử dụng đúng nguồn điện mà nhà sản xuất quy định để đảm bảo không phát sinh sự cố cho động cơ.
- Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện định kỳ để tăng tuổi thọ cho thiết bị cũng như giúp thiết bị hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Động cơ điện Toàn Phát là một bộ phận quan trọng trong máy móc vì vậy việc lựa chọn mua đúng loại động cơ chính hãng sẽ giúp cho thiết bị, máy móc của bạn hoạt động tốt hơn, bền bỉ hơn và giúp cho công việc của bạn hoàn thành nhanh chóng và dễ dàng. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0966 452 386 của Máy xây dựng Toàn Phát để chuyên viên tư vấn tận tình nhất.